Đầu tư vào điện mặt trời có phải là ý tưởng tốt?

Có nên đầu tư vào một hệ thống năng lượng điện mặt trời? Đó là câu hỏi mà nhiều khách hàng đã đặt ra cho NEVN. Hãy cùng nhau tìm hiểu xem liệu kế hoạch đầu tư này có phải là một ý tưởng tốt hay không!

Đầu tư vào điện mặt trời mang lại ít rủi ro

Khi nhắc đến đầu tư, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ đến những khoản tiền được gửi vào ngân hàng hay kinh doanh một mặt hàng cụ thể nào đó. Tuy nhiên, những khoản đầu tư ấy đều mang lại sự rủi ro khá cao. Việc đầu tư của bạn phải phụ thuộc nhiều nhân tố bên ngoài, đó có thể là tình hình tài chính của ngân hàng, lãi suất tiền gửi, đối thủ cạnh tranh… Bạn đang cần tìm kiếm một mô hình đầu tư ít rủi ro hơn, giảm bớt gánh nặng tài chính cho bản thân thì việc đầu tư vào điện mặt trời là một quyết định đúng đắn.

Tại sao đầu tư vào mô hình này lại ít rủi ro hơn những mô hình khác? Bởi lẽ, hệ thống này có nguồn đầu vào là năng lượng mặt trời. Đây là nguồn năng lượng sạch, dễ dàng được hấp thụ và hiện nay nó đang gần như là vô hạn. Bên cạnh đó, mọi điều kiện như về số giờ nắng, mức độ bức xạ… của Việt Nam đều phù hợp để phát triển hình thức đầu tư này.

Nước ta nằm ở vùng có số giờ nắng trong năm ở miền Bắc vào khoảng 1500-1700 giờ trong khi ở miền Trung và miền Nam Việt Nam, con số này vào khoảng 2000-2600 giờ mỗi năm. nên thuận lợi cho việc đưa công nghệ điện năng lượng mặt trời áp mái vào ứng dụng đại trà.

Sự ít rủi ro thì đầu tư vào mô hình này rất rõ ràng, đa số người dân, chủ doanh nghiệp đều có thể nhận ra. Vì thế đây được xem là kênh đầu tư an toàn, hiệu quả trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào mùa nắng nóng cao điểm. Họ càng tin tưởng hơn khi đây là giải pháp của thương hiệu Việt, đáp ứng tốt được vấn đề bảo hành sản phẩm, hệ thống.

Khả năng sinh lời cao

Mỗi kế hoạch đầu tư, các chủ doanh nghiệp hay hộ gia đình đều quan tâm đến vấn đề lợi nhuận, bao lâu thì họ thu lại được vốn.

Một ví dụ điển hình cho việc sinh lời từ ngành điện đó là trường hợp của chị Nguyễn Minh Hạnh (TP Hà Nội). Chị vừa đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời cho các phòng trọ của mình với công suất 6kW. Mỗi tháng, hệ thống pin năng lượng mặt trời sản sinh hơn 750 KWh điện.

Trước khi đầu tư cho hệ thống này, Hạnh chia sẻ là đã từng đắn đo trước khoản chi phí 145 triệu đồng. (Xem thêm chi tiết chi phí đầu tư điện mặt trời) Tuy nhiên, sau khi quyết định xuống tiền, chị nhận thấy mình đã quyết định đúng. Không chỉ tiết kiệm được hơn 40% tiền điện so với điện truyền thống mỗi tháng, mà mức điện dư thừa còn được bán lại cho Chính phủ với giá hơn 1.943 đồng/ kWh (Việc điều chỉnh mức giá mua đối với các dự án điện mặt trời áp mái đã được thông qua quyết định ngày 6/4/2020).

Như vậy, thời gian hoàn vốn sẽ trở nên nhanh hơn, chỉ mất khoảng 4 năm và sau đó sẽ tiếp tục sinh lời từ điện mặt trời trong nhiều năm nữa, bởi mức điện dư được Tập đoàn Ðiện lực (EVN) mua lại trong 20 năm.

Chính vì thế, khoản đầu tư này thu lại sản lượng không chỉ nằm trong một hay hai ngày mà nó kéo dài trong suốt của chu kỳ sống của hệ thống năng lượng điện mặt trời.

Giảm bớt gánh nặng chi phí sử dụng điện trước đây

Việc sử dụng nguồn năng lượng điện mặt trời thay thế cho điện lưới thông thường trước mắt là giảm được chi phí sử dụng điện cho gia đình và doanh nghiệp của bạn, sau đó có thể dần thay thế hoàn toàn nếu sản lượng điện thu được lớn hơn so với mức sử dụng.

Với việc giá điện tăng cao từ tháng 3/2019 gây xôn xao dư luận, là chủ đề nóng trên nghị trường đã có nhiều hộ dân phản ánh hiện tượng hóa đơn tiền điện tăng cao đột biến từ 50% tới 70%. Trong khi chờ đợi điều chỉnh từ Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nhiều gia đình đã đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời để tiết kiệm chi phí sinh hoạt hằng ngày.

Chi phí duy trì hệ thống thấp

Có thể cho rằng, yếu tố quan trọng nhất trong việc lựa chọn một hệ mặt trời là chất lượng của các tấm pin mặt trời cũng như biến tần. Trong vòng 25 năm, các tấm pin mặt trời sẽ phải chịu đựng hơn 100.000 giờ nắng nóng không ngừng, những cơn nóng và lạnh, gió, mưa, muối ăn mòn, mưa đá và nhiều hơn nữa. Chính vì vậy, các tấm pin mặt trời được thiết kế với bề mặt chắc chắn để có thể chống lại những ngoại lực này. Cũng nhờ thế, chi phí duy trì hoạt động hay chi phí bảo trì cho hệ thống điện mặt trời gần như là con số không.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *